4 chỉ số tài chính quan trọng nhất Sếp cần biết để phát triển kinh doanh

Thành công lâu dài của doanh nghiệp bạn phụ thuộc vào bức tranh lớn bạn đề ra cho và chiến lược để đạt được nó. Trong đó chiến lược đóng vai trò như “bản đồ” dẫn dắt doanh nghiệp của bạn và giúp trả lời các câu hỏi quan trọng:

  • Bạn sẽ nhắm đến ai?
  • Lợi thế cạnh tranh của bạn là gì?
  • Bạn sẽ cung cấp những dịch vụ nào?

Khi hoạch định xong một chiến lược, bạn cần đặt ra các chỉ số để theo dõi, đánh giá nó. Bên cạnh việc theo dõi các KPI giúp bạn đo lường hiệu suất công việc hàng ngày, các chỉ số về tài chính giúp bạn có cái nhìn dài hơi hơn về doanh nghiệp của mình như là:

  • Xác định xem bạn có đang đi đúng hướng để đạt được các mục tiêu tài chính của mình hay không
  • Đánh giá sự thành công của chiến lược của bạn dựa trên các chỉ số chính này
  • Xác định các lĩnh vực trong doanh nghiệp của bạn có thể cần cải thiện
  • Xác định mọi cơ hội và thách thức
  • Đánh giá xem khách hàng của bạn có hài lòng hay không


Các chỉ số tài chính bạn nên theo dõi cho doanh nghiệp của mình

Chỉ số tài chính sẽ khác nhau giữa các doanh nghiệp, tùy thuộc vào mục tiêu của bạn. Tuy nhiên, chúng tôi đã xác định 4 chỉ số quan trọng nhất và phổ biến nhất mà bạn nên theo dõi để đảm bảo doanh nghiệp của bạn đang đi đúng hướng

Chỉ số doanh thu theo thời gian

1. TĂNG TRƯỞNG DOANH THU

Tăng trưởng doanh số bán hàng là một trong những thước đo thành công cơ bản nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Bạn có thể tính toán tăng trưởng doanh thu trong ba bước đơn giản:

  • Theo dõi doanh số bán hàng từ kỳ này sang kỳ khác
  • Trừ doanh thu của kỳ trước cho kỳ hiện tại
  • Chia số đó cho tổng doanh thu của kỳ trước, bạn sẽ nhận được sự tăng trưởng doanh thu thể hiện dưới dạng phần trăm.

Nếu bạn có tăng trưởng dương, đó là điều tốt. Ngược lại, tăng trưởng âm nghĩa là có điều gì đó không ổn và bạn cần khắc phục. Ví dụ: sản phẩm không phù hợp với thị trường hoặc hoặc cách bạn thu hút khách hàng chưa tốt.

2. NGUỒN THU NHẬP

Bạn cũng nên phân tích các luồng doanh thu của mình: Doanh thu trên mỗi khách hàng và sản phẩm/dịch vụ. Phân tích này sẽ giúp bạn:

  • Xác định hàng hoá/dịch vụ và phân khúc khách hàng mang lại lợi nhuận tốt
  • Đưa ra những quyết định phù hợp để thúc đẩy kinh doanh (tập trung thúc đẩy những mặt hàng tốt và loại bỏ những mặt hàng ít hiệu quả …)

3. LỢI NHUẬN THEO THỜI GIAN

Bên cạnh doanh thu, bạn cũng cần xem xét các khoản chi tiêu của mình để biết điều gì đang tiêu hao nguồn tài chính của bạn. Bằng cách theo dõi chi phí và doanh thu, bạn có thể lập báo cáo lãi và lỗ để phân tích hoạt động kinh doanh của mình trong một khoảng thời gian.

Sau đó, bạn có thể đưa ra các quyết định quan trọng như:

  • Bạn có nên cắt giảm chi phí của mình? Xem lại các khoản chi của bạn để biết tiền của bạn đang đi đâu.
  • Bạn nên cắt giảm những chi phí nào? Có thể có những mức chi phí cao hơn bình thường hoặc không cần thiết. Cắt giảm các khoản chi này thì ngay lập tức bạn đã tiết kiệm tiền cho doanh nghiệp của mình.
  • Bạn có nên tăng giá để tăng tỷ suất lợi nhuận ròng của mình không? Tỷ suất lợi nhuận ròng là lợi nhuận còn lại mà bạn có thể tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh của mình.
  • Bạn có nên tìm kiếm thêm những khách hàng mới

4. VỐN LƯU ĐỘNG

Một phần công việc quan trọng của CEO liên quan đến việc lập kế hoạch trước để tận dụng các cơ hội khi thời cơ đến.

Để không gặp tình trạng có một khách hàng mơ ước đến gõ cửa, nhưng bạn không thể tận dụng cơ hội vì bạn không có đủ tiền mặt để đầu tư vào dự án, thì đã đến lúc bạn cần theo dõi vốn lưu động.

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn.

Bạn có thể tăng lượng vốn lưu động nhờ các khoản vay từ ngân hàng hoặc gia đình và bạn bè, thu hồi công nợ …

Đây là chỉ số quan trọng cần theo dõi, đặc biệt khi bạn có nhũng khách hàng thường xuyên chậm thanh toán công nợ, hoặc ngành kinh doanh dễ bị dính với các khoản nợ xấu. Tuỳ theo lĩnh vực kinh doanh, bạn cần tỉ lệ vốn lưu động (= Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn) dao động trong khoản từ 1.2 – 2 để đảm bảo dòng tiền hoạt động.

Từ khóa:

:

Scroll to Top