Những điều cần biết khi quản lý tài chính doanh nghiệp

Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng do sự quản lý tài chính không hiệu quả, làm sao sử dụng tài chính hiệu quả giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững tránh rơi vào tình trạng” cháy túi” là bài toán khó cần có lời giải.

Quản lý tài chính là gì?

Quản lý tài chính doanh nghiệp là việc phân tích các thông tin phản ánh tình trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và lên kế hoạch kinh doanh để tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp trong thời gian tiếp theo.

Quản lý tài chính doanh nghiệp bao gồm kế hoạch quản lý tài chính ngắn hạn, quản lý tài chính dài hạn và quản lý vốn hiệu quả. Đó chính là nhiệm vụ của một nhà quản lý, nếu không nắm được kế hoạch này thì sẽ không thể có phương thức thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh doanh.


Vai trò của quản trị tài chính trong doanh nghiệp 

Quản trị tài chính doanh nghiệp vô cùng quan trọng vì chúng có hai vai trò cơ bản là: Kiểm soát được dòng tài chính doanh nghiệp trong mọi hoạt động và quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp và khả năng phát triển kinh doanh trong tương lai. Cụ thể như sau:

Hoạch định tài chính trong doanh nghiệp

Vai trò đầu tiên của quản trị tài chính doanh nghiệp là hoạch định nguồn tài chính sẵn có của doanh nghiệp trên cơ sở tận dụng tối đa các đòn bẩy tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, nâng cao doanh thu và lợi nhuận.

Quyết định các khoản đầu tư và tài trợ

Hoạch định không thì chưa đủ, các lãnh đạo hay nhà quản trị tài chính phải quyết định các khoản đầu tư vào tài sản cố định, máy móc thiết bị, nâng cao kỹ thuật công nghệ, hay đặc biệt là con người… sao cho hợp lý, phù hợp với nhu cầu thị trường. Để từ đó lợi nhuận được tăng trưởng cân xứng với khoản chi phí tài chính doanh nghiệp đã bỏ ra.

Kiểm soát dòng tiền

Hầu hết các hoạt động trong doanh nghiệp đều liên quan đến tài chính, do đó các nhà quản trị thông qua kiểm tra sổ sách kế toán có thể nắm bắt được hầu hết các hoạt động đang diễn ra có hiệu quả hay không.


Những điều cần biết khi quản lý tài chính doanh nghiệp

 

Tuy quản lý tài chính doanh nghiệp rất quan trọng nhưng nhiều nhà quản lý hiện nay phó mặc toàn bộ sổ sách kế toán cho nhân viên tài chính. Để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, nhà quản lý có thể tham khảo một số gợi ý sau đây.

  •  Nắm bắt các kiến thức về kế toán, có thể tham gia một lớp học kế toán cơ bản nếu bạn chưa đủ kiến thức trước khi bước vào con đường kinh doanh. Biết công việc kế toán không chỉ giúp bạn quản lý sổ sách, thông tin của doanh nghiệp một cách tổng quát, mà còn quản lý hầu hết mọi hoạt động kinh doanh.
  • Xác định rõ loại hình doanh nghiệp của mình và tìm một kế toán thành thạo về loại hình doanh nghiệp mình để có thể thường xuyên trao đổi thông tin kinh doanh và tham khảo ý kiến của kế toán này.
  • Đầu tư vào công nghệ ngay từ đầu là điều nên làm, đừng vì tiếc vài chi phí nhỏ mà không sử dụng phần mềm kế toán tốt nhất ngay từ đầu, điều đó làm cho công việc kế toán khó khăn và mất thời gian hơn, trong trường hợp về sau mới đầu tư thì việc đồng bộ lại dữ liệu cũng phức tạp.
  • Khi mới thành lập doanh nghiệp, các founder có thể tự ghi chép sổ sách kế toán, việc này giúp bạn trau dồi kiến thức về kế toán của mình và giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoản chi phí đáng kể trong giai đoạn đầu.
  •  Xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngay từ đầu, đưa ra các biện pháp xử lý, kỷ luật với các hành vi gian lận, thiết lập các chính sách kiểm soát nội bộ nhân viên nhưng tránh gây áp lực cho nhân viên, đề ra các xu hướng phúc lợi cho nhân viên để giữ chân nhân viên và thu hút nhân tài.
  •  Mỗi tháng nhà quản lý nên đối chiếu số dư tiền vay, tiền gửi và tiền lãi với báo cáo của ngân hàng để đối chiếu các số liệu với sổ sách kế toán, đề phòng việc kế toán kê khai khống sổ sách.
  • Việc báo cáo dòng tiền hàng tháng cần được cập nhật đúng hạn và theo dõi thường xuyên để chủ động về dòng tiền và quản lý tài chính doanh nghiệp tốt hơn.
  • Doanh nghiệp có thể thuê các dịch vụ doanh nghiệp uy tín và chuyên nghiệp ngoài thị trường để tiết kiệm chi phí cho bộ máy nhân sự.
  • Nhà quản lý nên chuẩn bị báo cáo tài chính hàng tháng để theo dõi tiến độ phát triển của việc kinh doanh nhằm kịp thời đưa ra các kế hoạch cần thiết.
  • Để minh bạch về dòng tiền của doanh nghiệp nên có tài khoản riêng không nên dùng tài khoản cá nhân.

Từ khóa:

:

Scroll to Top