Tầm quan trọng của Vốn lưu động đối với doanh nghiệp

Vốn lưu động (Working capital) là chỉ số cực kỳ quan trọng. Nó thể hiện nguồn lực sẵn có cho các hoạt động kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp. Ví dụ: Tiền mua mới nguyên liệu, tiền trả lương , thanh toán nợ ngân hàng đến hạn… Doanh nghiệp có lợi nhuận cao mà không đủ vốn lưu động cũng khiến việc kinh doanh bị gián đoạn. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới phá sản.

Cách tính: Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn

Trong đó, tài sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn được dựa trên bảng cân đối kế toán.

Tài sản ngắn hạn – Là tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi được ngay thành tiền mặt trong ngắn hạn (dưới 1 năm).

Bao gồm các khoản mục:

  • Tiền và tương đương tiền: Như tiền mặt, ngoại tệ, vàng, …
  • Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Các khoản tiền gửi ngân hàng, các loại giấy tờ có giá như trái phiếu (thời hạn dưới 1 năm).
  • Hàng tồn kho: Nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa để phục vụ cho hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.
  • Khoản phải thu ngắn hạn: Các khoản bán chịu cho đại lý, người mua trong ngắn hạn.
  • Tài sản ngắn hạn khác

Nợ phải trả ngắn hạn: Là nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong ngắn (dưới 1 năm). Bao gồm các khoản mục chính:

  • Nợ vay ngắn hạn: Các khoản nợ vay tài chính (ngân hàng) của doanh nghiệp trong ngắn hạn.
  • Phải trả nhà cung cấp: Các khoản mua chịu nhà cung cấp (dưới 1 năm)
  • Nợ phải trả ngắn hạn khác.
Ý nghĩa của vốn lưu động

Khi có giá trị dương: tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đang lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi tài sản ngắn hạn này thành tiền, thanh toán các khoản nợ tới hạn. Giúp các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra bình thường.

Khi có giá trị âm: tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thấp hơn nợ ngắn hạn. Điều này là cực kỳ nguy hiểm, cho dù doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận rất tốt… Nếu không thể thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn thì hoàn toàn có thể phá sản.

Vốn lưu động bao nhiêu là đủ

Tỷ lệ vốn lưu động (Working capital ratio) = Tài sản ngắn hạn / Nợ phải trả ngắn hạn

Nếu tỷ lệ > 1.0 và < 2.0: Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn. Sức khỏe tài chính của doanh nghiệp tương đối ổn định, doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Nếu tỷ lệ > 2.0: Hay tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn 2 lần nợ phải trả. Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh nhất định, dòng tiền kinh doanh khỏe mạnh và rất ít nợ vay.

Tùy vào ngành nghề, thông thường Vốn lưu động lớn hơn 1.0 là có thể chấp nhận được.

Thay đổi vốn lưu động (non-cash) có thể được tính bằng:

(Khoản phải thu + hàng tồn kho – phải trả người bán) năm nay – (Khoản phải thu + hàng tồn kho – phải trả người bán) năm trước

Thay đổi vốn lưu động thường được dùng để tính số vốn đầu tư ban đầu dành cho một dự án. Hoặc tính định giá công ty theo chiết khấu dòng tiền. Khi đó vốn lưu động chỉ gồm hàng tồn kho, công nợ phải thu và công nợ phải trả.

Tick – giúp nắm rõ tình hình tài chính để quyết định kịp thời.
Nhanh – Dữ liệu tập trung – Báo cáo đa chiều – Dễ sử dụng

Từ khóa:

:

Scroll to Top