Cách tính Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Bao gồm: Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định pháp luật. Thuế TNDN áp dụng đối với các công ty được quy định trong Luật thuế TNDN. Mức thuế suất thuế TNDN phổ thông là 20%.

Cách tính thuế TNDN mới nhất

Theo Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, công thức tính thuế T bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất. Cụ thể:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế (1) x Thuế suất thuế TNDN

Nếu doanh nghiệp có trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì tính như sau:

Thuế TNDN phải nộp = [Thu nhập tính thuế (1) – Phần trích lập quỹ KH&CN (2)] x Thuế suất thuế TNDN (3)

Trong đó:

(1) Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức bên dưới

(2) Phần trích lập quỹ KH&CN: được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm.

(3) Mức thuế suất thuế TNDN 2021 được quy định tại điều 11 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế (1.1) – Thu nhập được miễn thuế (1.2.) + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định (1.3)

Trong đó:

(1.1) Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:

Theo Điều 4 Thông tư 78/2014/TT-BTC, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế là thu nhập từ hoạt động sản xuất , kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.

Thu nhập khác bao gồm: chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.

Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

Lưu ý: Đối với doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh. Các hoạt động được áp dụng với nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng.

Trong đó:

  • Doanh thu: Được xác định là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa. Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
  • Chi phí được trừ: là những khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Có đủ hóa đơn; chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hóa đơn mua hàng hóa; dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
  • Các khoản thu nhập khác.

(1.2) Thu nhập được miễn thuế: Những loại thu nhập này ít gặp và dành cho 1 vài doanh nghiệp khá đặc thù.

(1.3) Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định: Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế. Chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế cả năm mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm. Kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Tick – phần mềm quản lý tài chính & kế toán online.
Kế toán, kê khai vào báo cáo Thuế chỉ trong tích tắc.

Từ khóa:

:

Scroll to Top