Thuế VAT là gì? Những điều cần biết về thuế VAT

Thuế VAT chắc hẳn không còn xa lạ vì thường xuất hiện trên các hóa đơn mua hàng. Nhưng nhiều người vẫn chưa biết rõ về thuế VAT. Vậy để hiểu rõ hơn thông tin liên quan đến thuế VAT, đừng bỏ qua bài viết bên dưới nhé!

I.Thuế Giá trị Gia tăng (VAT) là gì?

1. Khái niệm

VAT, viết tắt của cụm từ Value Addex Tax, có nghĩa là thuế giá trị gia tăng (GTGT). Đây là một dạng thuế gián thu tính thêm giá trị tăng lên của hàng hóa, dịch vụ từ quá trình sản xuất, vận chuyển đến người tiêu dùng. Vì thế người tiêu dùng là người chịu thuế VAT. Còn các doanh nghiệp chỉ là trung gian thu và nộp thuế.

2. Nguồn gốc

Thuế giá trị gia tăng có nguồn gốc từ thuế doanh thu. Pháp là quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành luật Thuế giá trị gia tăng vào năm 1954. Sau Pháp có rất nhiều quốc gia đã áp dụng luật này rộng rãi. Tính đến 2021, có khoảng 130 quốc gia áp dụng thu Thuế giá trị gia tăng.

3. Luật Thuế giá trị gia tăng của Việt Nam được ban hành và có hiệu lực khi nào?

Ở Việt Nam, luật Thuế giá trị gia tăng đã được thông qua và có hiệu lực vào ngày 01/01/1999.

II. Cách tính thuế Giá trị Gia tăng

Trích Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng, có 2 cách tính:

1. Cách tính GTGT theo phương pháp khấu trừ

Công thức tính:

Số thuế GTGT cần phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Thuế GTGT đầu ra của hàng hóa đã bán ra và được ghi trên hóa đơn, được tính như sau:

Thuế VAT trên hóa đơn = giá thuế các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán ra x thuế suất thuế VAT các sản phẩm dịch vụ đó

huế GTGT đầu vào được khấu trừ:  tính bằng tổng số thuế GTGT đã ghi trên các hóa đơn GTGT khi mua hàng hóa và dịch vụ sử dụng cho sản xuất và kinh doanh hàng hóa cũng như dịch vụ chịu thuế GTGT.

Các đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ:

a. Cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán, hóa đơn và chứng từ theo đúng quy định của pháp luật.

b. Cơ sở kinh doanh vẫn đang hoạt động và có doanh thu hàng năm từ việc bán hàng hóa, việc cung ứng dịch vụ ít nhất từ 01 tỷ đồng trở lên và luôn thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán, hóa đơn cũng như chứng từ.

c. Cơ sở kinh doanh có đăng ký tự nguyện áp dụng theo phương pháp khấu trừ thuế.

2. Cách tính GTGT theo phương pháp trực tiếp

Công thức tính thuế GTGT như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ (%) x Doanh thu

Trong đó:

Tỷ lệ (%) xác định để tính thuế GTGT theo doanh thu từng loại hàng hóa như sau:

Phân phối và cung cấp hàng hóa là: 1%;

Dịch vụ và xây dựng nhưng không bao thầu về nguyên vật liệu là: 5%;

Sản xuất, vận tải và dịch vụ có gắn với hàng hóa hay xây dựng có thêm bao thầu nguyên vật liệu là: 3%;

Các hoạt động kinh doanh khác là: 2%.

Doanh thu xác định để tính thuế giá trị gia tăng là tổng số tiền bán các loại hàng hóa, dịch vụ thực tế được ghi trên các hóa đơn bán hàng đối với các loại hàng hóa và dịch vụ chịu thuế GTGT. Trong đó có bao gồm các khoản phụ thu hay phí thu thêm mà các cơ sở kinh doanh được hưởng.

Đối tượng áp dụng là:

Doanh nghiệp hay hợp tác xã đang hoạt động và có doanh thu hàng năm ít hơn 01 tỷ đồng, trừ các trường hợp có đăng ký tự nguyện áp dụng theo phương pháp khấu trừ thuế.

Doanh nghiệp hay hợp tác xã mới được thành lập, trừ các trường hợp có đăng ký tự nguyện áp dụng theo phương pháp khấu trừ thuế.

Hộ và cá nhân kinh doanh;

Tổ chức hay cá nhân nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam nhưng không theo Luật Đầu tư và những tổ chức khác không thực hiện hoặc có thực hiện nhưng không đầy đủ các chế độ kế toán, hóa đơn và chứng từ theo quy định.

Tổ chức kinh tế khác nhưng không phải là doanh nghiệp hay hợp tác xã, trừ các trường hợp có đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

IV. Đối tượng chịu thuế VAT

Thuế VAT thu từ khi giai đoạn là nguyên liệu thô sơ cho đến khi sản phẩm hoàn thành, và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng. Vì vậy mà GTGT được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ, và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ.

Tick – phần mềm quản lý tài chính & kế toán online.
Kế toán, kê khai vào báo cáo Thuế chỉ trong tích tắc.

Từ khóa:

:

Scroll to Top