Triển khai CRM giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả thông tin khách hàng. Để tăng tính đa dụng của mình, CRM còn tích hợp nhiều tính năng khác như marketing, quản lý đơn hàng, dòng tiền,…. giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn với chi phí phù hợp. Vậy đâu là những tính năng tích hợp nào phù hợp nhất với SME khi triển khai CRM?
Khai niệm cơ bản về CRM
CRM là gì?
Mọi người cũng đã quen thuộc với khái niệm CRM. CRM từ viết tắt của Customer Relationship Management, hiểu đơn giản là quản lý mối quan hệ khách hàng. Phổ biến hơn, CRM ngày nay thường chỉ những phần mềm sử dụng để phát triển quan hệ với khách hàng cho doanh nghiệp.
CRM tích hợp nhiều tính năng là gì?
CRM tích hợp nhiều tính năng là một hệ thống quản lý mối quan hệ khách hàng được tích hợp với nhiều tính năng và công cụ hỗ trợ quản lý tăng cường khả năng quản lý khách hàng. Các tính năng được tích hợp phổ biến trong CRM tích hợp nhiều tính năng bao gồm: Quản lý thông tin khách hàng, Quản lý bán hàng, Marketing, Quản lý dự án, Quản lý bảng giá và sản phẩm Báo cáo và phân tích chỉ số,…
SME cần Triển khai một hệ thống CRM như thế nào?
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam cần hệ thống quản lý hiệu quả để đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng bền vững. Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét trong việc xây dựng hệ thống quản lý cho các doanh nghiệp này:
- Lập quy trình: Xác định và thiết lập các quy trình rõ ràng và có cấu trúc để quản lý hoạt động của doanh nghiệp.
- Quản lý tài chính: theo dõi & kiểm soát sự thu chi, đảm bảo việc quản lý tài chính hiệu quả.
- Quản lý nhân sự: giữ chân và phát triển nhân sự. Xác định các mục tiêu và đánh giá kết quả làm việc, cung cấp đào tạo và phát triển chuyên môn.
- Quản lý quan hệ khách hàng: Xây dựng một hệ thống quản lý quan hệ khách hàng để theo dõi thông tin và tương tác với khách hàng.
- Quản lý rủi ro: Đánh giá và quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
- Công nghệ thông tin: Sử dụng công nghệ thông tin hiện đại để tăng cường hoạt động quản lý.
- Kế hoạch và phân tích: Xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết và phân tích các chỉ số kinh doanh để đánh giá hiệu suất hoạt động và định hướng chiến lược.
- Liên kết và hợp tác: Tìm kiếm cơ hội cộng tác với các đối tác, cung cấp hàng hoá và dịch vụ để tận dụng lợi thế cạnh tranh và tạo ra giá trị tăng cho doanh nghiệp.
- Tiếp cận thị trường: Cạnh tranh với đối tác, thu hút khách hàng, tạo ra giá trị tốt cho khách hàng và tăng doanh thu.
Bắt đầu ngay với TICK CRM !!! Nền tảng quản trị TỐI ƯU dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
DỄ DÙNG – NHANH GỌN – TIẾT KIỆM
Các Tính năng Nên có khi triển khai CRM Cho SME
Nếu bạn là một chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tính năng trong một hệ thống CRM nên bao gồm:
Quản lý dữ liệu khách hàng: Hệ thống CRM cần có khả năng lưu trữ và quản lý thông tin chi tiết về khách hàng, bao gồm thông tin cá nhân, lịch sử mua hàng, các giao dịch trước đây và tương tác với công ty.
Tự động hóa quy trình: Chức năng tự động hóa này giúp hệ thống tự thực hiện các hoạt động quy trình kinh doanh như quản lý báo giá, đặt hàng, gửi thông báo, xử lý yêu cầu,.. theo điều kiện đã đưa ra. Tự động hóa giúp tối ưu hóa thời gian và năng suất làm việc.
Quản lý liên lạc: Hệ thống CRM nên có tính năng quản lý liên lạc, cho phép gửi và nhận email, ghi chú, và quản lý cuộc gọi điện thoại với khách hàng. Quản lý liên lạc giúp theo dõi và tương tác hiệu quả với khách hàng.
Phân tích dữ liệu: Một hệ thống CRM tốt nên cung cấp khả năng phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về khách hàng, mô hình bán hàng, xu hướng thị trường và hiệu suất bán hàng. Phân tích dữ liệu giúp đưa ra quyết định kinh doanh thông minh và tối ưu hóa các chiến lược tiếp cận khách hàng.
Tích hợp với các công cụ khác: Hệ thống CRM nên có tính năng tích hợp với các công cụ khác như email marketing, social media, bảng điều khiển nhiều kênh và các ứng dụng phân tích. Điều này giúp tạo ra một quy trình làm việc liền mạch và giúp tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị và xử lý khách hàng.
Bảo mật và quản lý quyền truy cập: Hệ thống CRM cần có tính năng bảo mật và quản lý quyền truy cập, đảm bảo chỉ có nhân viên có quyền truy cập mới có thể xem và chỉnh sửa dữ liệu khách hàng. Quyền truy cập còn giúp nhân viên tập trung tối đa vào nhiệm vụ của mình dược giao.
Hỗ trợ khách hàng: Hệ thống nên cung cấp tính năng hỗ trợ qua email, chat trực tuyến hoặc điện thoại để giải quyết các câu hỏi và yêu cầu từ khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Triển khai CRM cho SME
Khó khăn khi triển khai CRM đến với SME
Dưới góc nhìn doanh nghiệp vừa và nhỏ, có một số khó khăn khi triển khai sử dụng hệ thống CRM, bao gồm:
– Chi phí ban đầu: Triển khai hệ thống CRM đòi hỏi một khoản đầu tư ban đầu lớn cho việc mua lại và cấu hình hệ thống, chưa kể đến chi phí đào tạo nhân viên và duy trì hệ thống trong thời gian dài.
– Thích nghi với phần mềm mới: Một số nhân viên có thể gặp khó khăn khi thích nghi với sự thay đổi và việc sử dụng một hệ thống mới. Điều này có thể yêu cầu thời gian và nỗ lực để đảm bảo họ hiểu và chấp nhận hệ thống CRM.
– Không phù hợp với quy trình hiện có: Có thể quy trình hiện tại của doanh nghiệp không phù hợp với hệ thống CRM. Việc thích nghi và thay đổi quy trình khá khó khăn và có thể vấp phải sự khó khăn từ các bộ phận khác.
– Khả năng tích hợp hệ thống: Một hệ thống CRM tốt phải có khả năng tích hợp với các hệ thống khác trong tổ chức như hệ thống quản lý dự án, kho, hoặc quản lý tài chính. Tuy nhiên, việc tích hợp có thể yêu cầu nhiều chuyên môn & kỹ thuật.
– Dữ liệu không chính xác hoặc không đầy đủ: Nếu dữ liệu nhập sai hoặc thiếu, hệ thống CRM không thể cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy cho các quyết định kinh doanh. Yêu cầu sự quản lý & giám sát chặt chẽ để có được nguồn dữ liệu tốt nhất.
Bên cạnh đó là nhưng thuận lợi khi triển khai CRM tới SME
Triển khai và sử dụng hệ thống CRM có nhiều thuận lợi so với hệ thống quản lý qua excel hay sheet truyền thống đối với chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dưới đây là một số lợi ích khi triển khai hệ thống CRM:
Tập trung thông tin khách hàng: CRM giúp doanh nghiệp tổ chức & tập trung thông tin khách hàng tại một nơi duy nhất. Lưu trữ thông tin liên hệ, lịch sử mua hàng, tương tác với khách hàng,.. để tiến hành các bước tiếp theo.
Tăng cường quản lý bán hàng: CRM cung cấp các công cụ quản lý bán hàng mạnh mẽ, bao gồm quản lý tiềm năng khách hàng, tái kích hoạt khách hàng, theo dõi và phân tích doanh số bán hàng.
Tối ưu hóa chiến lược marketing: Doanh nghiệp sử dụng CRM để tìm kiếm thông tin khách hàng tiềm năng nhằm tạo ra chiến lược marketing tốt hơn. Đồng thời theo dõi và đánh giá hiệu quả các hoạt động marketing đã thực hiện.
Tăng cường tương tác khách hàng: CRM cung cấp các kênh giao tiếp như email tự động, tổng dài CRM,.. giúp tăng tương tác & tạo mối quan hệ tốt với khách hàng.
Làm việc nhóm hiệu quả: Hệ thống CRM là nền tảng mà nhân viên doanh nghiệp truy cập & chia sẻ thông tin với nhau. Việc chia sẻ thông tin giúp cải thiện hiệu suất làm việc nhóm & phối hợp công việc với nhau.
Tùy chỉnh linh hoạt: Người sử dụng có thể tạo ra các trường dữ liệu, báo cáo và quy trình làm việc phù hợp với mô hình và quy trình kinh doanh của họ.
Phương án Triển khai hệ thống CRM cho SME
Triển khai CRM cho SME có lợi thế so với các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn vì:
– Với ít nhân sự nên thích nghi nhanh với những điều mới.
– CRM sẽ đồng hành lâu dài cùng với sự phát triển của doanh nghiệp.
Khi bạn đã quyết định chọn sử dụng CRM, đây có thể là những bước “vừa triển khai vừa làm thật” cho các công ty bước đầu triển khai hệ thống CRM:
1.Thiết lập quy trình cho các hoạt động
CRM giúp bạn có một quy trình rõ ràng. Tập trung xây dựng quy trình hợp lý nhất như một nền móng cho sự phát triển tốt cùng với CRM. Lập ra một core team và thảo luận cùng với đối tác triển khai CRM để quy trình của bạn tối ưu nhất.
2. Tạo dữ liệu – chạy thử quy trình
Sử dụng dữ liệu chạy thử để kiểm tra tính tối ưu của quy trình. Dữ liệu là dữ liệu thật và khách hàng thông tin thật. Khi kết hợp dữ liệu và quy trình tốt, CRM sẽ phát hut tối ưu nhất giá trị của mình.
3. Đào tạo sử dụng cho nhân viên
Khi core team triển khai CRM của bạn đã nắm bắt các tính năng và vận hành ổn định. Đã đến lúc triển khai đào tạo rộng rãi cho những người sử dụng khác sử dụng hệ thống CRM.
4. Đánh giá sử dụng và định hướng tự vận hành
Sau khi cả doanh nghiệp được vận hành trên CRM, đánh giá và kiểm tra cần thực hiện theo định kỳ. Doanh nghiệp bắt đầu vận hành hằng ngày trên CRM mà không có sự hỗ trợ từ đối tác.
Tìm hiểu về TICK CRM: giải pháp quản lý quan hệ khách hàng