Mỗi quản lý bán hàng đều có một số mức độ cống hiến chính đáng cho cả công ty và sự phát triển nghề nghiệp của họ. Đó là một phần quan trọng trong cách bạn trở thành một nhà quản lý tốt nhất cho team của mình.
Đa số những quản lý bán hàng đều có những phẩm chất này. Nhưng những nhà quản lý giỏi nhất không dừng lại ở đó. Họ thể hiện một số đặc điểm và hành vi chính khác giúp đưa kỹ năng quản lý của họ từ tốt lên đến tuyệt vời.
Ở đây, chúng tôi sẽ xem xét sáu trong số những phẩm chất quan trọng nhất mà mọi quản lý bán hàng đầy tham vọng nên đưa vào hoạt động hàng ngày của họ. Mở rộng hơn nữa để nâng các kỹ năng quản lý của họ lên cấp độ tiếp theo.
1. Cam kết nhất quán để cải thiện cá nhân
Các nhà quản lý bán hàng giỏi nhất dẫn dắt bằn bản thân họ. Họ truyền cảm hứng cho đội của mình thông qua sự cống hiến của chính họ. Sự tin nhiệm giúp họ nhận được nhiều hơn từ những nhân viên bán hàng của họ. Đó là lý do họ là một hình mẫu của sự không ngừng cố gắng cải thiện.
Sự tự mãn là kẻ thù của quản lý bán hàng hiệu quả. Là một người quản lý, bạn phải chiến đấu với xu hướng trì trệ trong các trách nhiệm của mình. Bạn phải muốn trở nên tốt hơn và luôn duy trì động lực đó.
Tham dự các buổi hội thảo về quản lý bán hàng. Hãy nỗ lực có ý thức để hiểu rõ hơn và tiếp cận các khía cạnh của công việc. Vượt ra ngoài việc quản lý trực tiếp team của bạn. Hãy giữ vững lập trường và giữ vững tham vọng khi đề cập đến sự phát triển của bạn.
2. Khả năng nhân định và tuyển dụng ứng viên chất lượng
Thành công bền vững của team của bạn chủ yếu dựa vào những nhân sự mà bạn mang lại. Người quản lý bán hàng giỏi không thể thành công nếu nhân viên thiếu tham vọng, kỹ năng hoặc sự phù hợp với văn hóa để phát triển và đóng góp tích cực cho team của họ.
On-boarding nhưng lại không hiệu quả là một sự tiêu hao nguồn lực lớn. Vì vậy, bạn cần phải đón đầu và ngăn cản chuyện đó. Đó là lý do tại sao các kỹ năng tuyển dụng hợp lý lại rất quan trọng đối với sự thành công của bạn với tư cách là một quản lý bán hàng.
Hiểu các kỹ năng và tính cách mà bạn muốn tuyển dụng – cũng như các câu hỏi bạn cần đặt ra để khám phá. Bạn có thể học những điều đó bằng cách bắt đầu từ cơ bản và học hỏi từ các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm hơn của bạn.
Khi bạn đã có một bức chân dung về ứng viên, hãy gửi những điểm đó đến team tuyển dụng. Bằng cách đó, những ứng cử viên mà bạn tuyển được mang khả năng thành công cao hơn.
3. Sẵn sàng xây dựng và cam kết với quy trình bán hàng
Sự gắn kết và nhất quán là những tiêu chí cần nhất của quản lý bán hàng. Chúng là trung tâm để giữ cho các hoạt động trôi chảy và hiệu quả nhất có thể. Bạn cần cả team của mình ở luôn cùng nhau tuân thủ một khuôn khổ vững chắc.
Đó là lúc mà một quy trình bán hàng có cấu trúc tốt sẽ phát huy tác dụng. Bạn có thể thiết lập, giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho một chuỗi các bước hiệu quả. Nhân viên bán hàng và bạn dễ dàng làm việc, kiểm soát.
Luôn luôn có mức độ phù hợp và lý do cho những nỗ lực bán hàng của team bạn. Các nhà quản lý giỏi nhất biết rằng họ phải xác định điều đó như thế nào.
4. Hiểu biết vững chắc về các KPI có liên quan
Nhà quản lý phải biết cách để đánh giá và đo lường thành công như thế nào. Sử dụng cách diễn giải và áp dụng các KPI có liên quan như độ dài chu kỳ bán hàng trung bình, quy mô giao dịch trung bình….
Bạn cũng sẽ cần hiểu rõ về cách báo cáo các chỉ số. Nhà quản lý phải đọc và thực hiện một số báo cáo cần thiết. Đó là chìa khóa để xác định các lĩnh vực cần cải thiện trong hiệu suất làm việc của bạn và cả team.
Trong một số trường hợp, bạn có thể phải làm việc với người quản lý cấp cao để có được tầm nhìn tốt hơn. Đừng ngần ngại kết nối với họ về các KPI và báo cáo mà bạn cần nắm bắt.
5. Kỹ năng Giải quyết Xung đột Khách quan, Công bằng
Các nhân viên bán hàng không phải lúc nào cũng hòa hợp với nhau. Xung đột là điều tự nhiên ở nơi làm việc. Với tư cách là người quản lý, bạn thường phải giải quyết mọi xung đột tiềm ẩn giữa các thành viên trong team của mình.
Khi đối mặt với tình huống đó, các nhà quản lý bán hàng giỏi nhất biết cách giữ bình tĩnh, công bằng và khách quan. Xung đột không có nghĩa là đối đầu. Nhà quản lý tốt đảm bảo căng thẳng đó không bùng phát và ảnh hưởng đến hoạt động của team.
Họ biết cách lắng nghe mọi bên và đảm bảo rằng các tranh chấp được giải quyết một cách xây dựng. Giảm thiểu xích mích, duy trì tinh thần cao và cuối cùng là làm cho hoạt động của họ hoạt động trơn tru hơn.
6. Kỹ năng giao tiếp và phản hồi vững chắc với sự đồng cảm
Huấn luyện và cung cấp phản hồi là hai trong số những trách nhiệm quan trọng nhất thường xuyên thuộc về các nhà quản lý bán hàng. Nhờ vào việc cung cấp thông tin chi tiết từ từng cá nhân để tận dụng tối đa các nhân viên bán hàng của họ.
Thông thường, làm đúng cả hai có nghĩa là vữa lãnh đạo với sự đồng cảm và hướng dẫn mang tính xây dựng. Bạn cần phải hiểu nhân viên của bạn với tư cách như một người bạn. Không có hai thành viên trong team được xây dựng giống nhau. Họ sẽ dễ dàng hơn khi tiếp nhận sự hướng dẫn phù hợp với cá nhân họ.
Nếu bạn có thể điều chỉnh thông điệp và phản hồi của mình một cách khéo léo để phù hợp với các nhân viên của bạn với tư cách cá nhân, bạn sẽ đặt mình vào vị trí xuất sắc để trở thành người quản lý tốt nhất mà bạn có thể trở thành.
Tóm lại danh sách này không phải là đầy đủ. Có rất nhiều phẩm chất khác mà các nhà quản lý bán hàng đặc biệt thường thể hiện. Tuy nhiên, điều đó không làm cho các hành vi và khuynh hướng được liệt kê ở đây trở nên kém giá trị hơn. Nếu bạn là người quản lý bán hàng, bạn nên thêm các thành phần này vào danh mục quản lý của mình nếu bạn chưa có.
Dịch từ Hubspot