Thiết lập các mối quan hệ kinh doanh có thể hơi bối rối vì bạn cần tính đến nhiều bên liên quan tiềm năng và mỗi kết nối đòi hỏi sự chú ý và nỗ lực ở một mức độ nào đó. Nhưng các mối quan hệ là điều cần thiết.
Tuy nhiên, một số nguyên tắc chung có thể được áp dụng trong hầu hết mọi loại mối quan hệ kinh doanh. Chúng làm cho quá trình thiết lập một mối quan hệ đơn giản hơn một chút.
Ở trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét mối quan hệ kinh doanh là gì? Xem xét các hình thức khác nhau mà nó có thể thực hiện. Cuối cung là các nguyên tắc cơ bản về cách xây dựng mối quan hệ kinh doanh.
Mối quan hệ kinh doanh là gì?
Thuật ngữ ‘mối quan hệ kinh doanh’ có thể bao gồm một số loại cam kết giữa một công ty và các bên liên quan khác nhau có ảnh hưởng đến nó. Mối quan hệ kinh doanh có thể ở mức cơ bản như mối quan hệ với khách hàng. Cũng có ở mức quan trọng như mối quan hệ với đối với một công ty khác.
Khái niệm này là khá linh hoạt. Không có một định nghĩa chắc chắn nào khi doanh nghiệp tham gia vào mối quan hệ. Hầu như bất kỳ bên liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều có thể có mối quan hệ với công ty đó.
Khách hàng cá nhân, nhân viên, đối tác pháp lý, các công ty khác và nhiều bên khác đều ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể tham gia vào một loạt các mối quan hệ kinh doanh với tất cả họ.
Chúng ta hãy đi vào kỹ hơn các loại mối quan hệ kinh doanh mà công ty thường xét đến.
Các loại quan hệ kinh doanh
1. Với khách hàng
Mối quan hệ khách hàng tốt là nền tảng của bất kỳ hoạt động kinh doanh hiệu quả. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến cách doanh nghiệp của bạn hoạt động và phát triển. Nếu không có khách hàng hài lòng, bạn không thể tạo ra doanh thu bền. Tất cả các mối quan hệ kinh doanh đều quan trọng, nhưng với khách hàng là tuyệt đối cần thiết.
2. Giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp
Mối quan hệ với các công ty khác là một điểm cộng lớn cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Event quảng cáo, đồng tiếp thị hoặc các nỗ lực hợp tác khác có thể giúp bạn và đối tác đạt được vọng mới. Đông thời xây dựng uy tín và củng cố quyền lực trong ngành của bạn.
3. Mối quan hệ pháp lý
Đây là mối quan hệ mà bạn duy trì với khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp. Có thể lien quan đến luật sư và các chuyên gia pháp lý khác mà bạn làm việc cùng.
Bạn cần thiết lập một yếu tố tin cậy lẫn nhau với những liên hệ này. Họ đang xử lý khía cạnh quan trọng của doanh nghiệp của bạn mà bạn không thể tự mình giải quyết. Họ có kiến thức chuyên môn quan trọng mà bạn cần, vì vậy luôn giữ họ gần gũi. Các mối quan hệ hiệu quả trên phương diện này thường rất hữu ích.
4. Nhân viên
Mối quan hệ với nhân viên là mối quan hệ quan trọng nhất mà bạn cần thiết lập. Theo nhiều cách, chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của bạn. Nếu nhân viên của bạn không hài lòng, các hoạt động chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Đó là lý do tại sao giữ được lòng tin cũng như lòng trung thành của nhân viên là trọng tâm để giữ cho doanh nghiệp của bạn hoạt động hiệu quả.
5. Tài chính
Nếu doanh nghiệp của bạn không xử lý tài chính nội bộ, bạn cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ và hiệu quả với bất kỳ ai làm việc đó. Các mối quan hệ như với kế toán, chủ ngân hàng, nhà đầu tư bên ngoài, cố vấn tài chính và các chuyên gia tài chính. Tất cả chúng đều có khả năng tăng cường hoặc cản trở hoạt động kinh doanh của bạn.
Cách xây dựng mối quan hệ kinh doanh
1. Dẫn đầu với một sản phẩm hoặc dịch vụ đặc biệt.
Các mối quan hệ kinh doanh hiệu quả không bắt nguồn từ thiện chí và sự thân thiện. Chúng yêu cầu một nền tảng vững chắc và hiệu quả. Điều đó thường xuất hiện dưới danh nghĩa một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Các doanh nghiệp khác không muốn tham gia vào quan hệ đối tác với một doanh nghiệp không thể tự duy trì. Nhân viên không muốn làm việc cho một doanh nghiệp mà không ai muốn đầu tư. Và hiển nhiên, bạn không thể phát triển mối quan hệ với khách hàng nếu không có khách hàng.
Sự nhạy bén sẽ không hiệu quả đâu nếu ngay từ đầu không ai muốn kinh doanh với bạn. Bạn phải tập trung vào lời đề nghị của mình. Sau đó bạn có thể bắt đầu thực hiện các mối quan hệ của mình.
2. Bổ sung cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn những trải nghiệm đặc biệt dành cho khách hàng và đối tác.
Nếu bạn đã ổn định sản phẩm và bắt đầu phát triển các mối quan hệ kinh doanh của mình. Hãy đảm bảo rằng bạn đang làm mọi thứ để phục vụ những đối tượng mà bạn đang làm việc cùng.
Trải nghiệm đặc biệt của khách hàng và đối tác là trọng tâm để tạo dựng và duy trì các mối quan hệ kinh doanh. Khi những đối tượng của bạn cảm thấy có giá trị, họ sẽ có xu hướng đáp lại. Nếu họ nêu vấn đề hoặc mối quan tâm, hãy giải quyết chúng một cách nhanh chóng và thấu đáo.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng hỗ trợ thành công của khách hàng. Cố gắng có những chuyên viên bán hàng có kiến thức, đáng tin cậy. Họ có thể xử lý tốt các vấn đề mà khách hàng của bạn có thể gặp phải. Nó không chỉ giúp bạn duy trì các mối quan hệ hiện có mà còn cho phép bạn tạo ra những mối quan hệ mới thông qua lời giới thiệu.
3. Giữ liên lạc với những đối tác quan trọng.
Bạn sẽ không có khả năng để kết nối nhất quán với mọi liên hệ mà bạn muốn có mối quan hệ kinh doanh. Cho nên, bạn cần phải chọn lọc những liên hệ nào mà bạn thường xuyên giữ liên lạc.
Một số liên hệ có giá trị hơn. Bạn sẽ liên kết với các nhà cung cấp, khách hàng và đối tác nhất định sẵn sàng cung cấp cho bạn nhiều hơn hết. Đó là lý do tại sao bạn cần xác định ưu tiên các mối quan hệ kinh doanh hiệu quả nhất của mình – và luôn có lợi thế trong các mối quan hệ đó.
Bạn không cần phải nhắc nhở hằng ngày qua email hay call. Nhưng bạn vẫn không thể để họ đi quá xa. Đơn giản như đánh giá cao một content mà họ đang có hoặc bình luận về sự kiện mà họ chia sẻ trên LinkedIn.
Bằng cách này hay cách khác, hãy cho họ biết bạn đang luôn quan tâm đến họ. Những người liên hệ của bạn muốn cảm thấy có giá trị. Vì vậy hãy cho họ thấy rằng bạn không coi họ chỉ đơn giản là quen biết.
4. Tìm cách để gia tăng giá trị.
Một mối quan hệ kinh doanh hiệu quả không hoàn toàn là giao dịch. Nó không nên bị giới hạn chỉ là thuận mua vừa bán. Bạn luôn cần phải tìm cách để tăng thêm giá trị bổ sung.
Nếu bạn bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng, trải nghiệm của họ với doanh nghiệp của bạn không thể kết thúc bằng việc bán hàng. Bạn cần gia tăng giá trị thông qua dịch vụ khách hàng mẫu mực, liên hệ với team thành công khách hàng hoặc bất kỳ cách nào khác để đảm bảo rằng trải nghiệm của họ với doanh nghiệp của bạn là tốt nhất có thể.
Hoặc giả sử bạn thiết lập quan hệ đối tác công ty với một nhà lãnh đạo khác trong ngành của bạn để đồng tài trợ cho một hội nghị. Nếu bạn đi theo con đường đó, mối quan hệ sẽ không kết thúc sau khi sự kiện kết thúc. Bạn muốn tìm cách tận dụng tối đa liên hệ của mình bằng các hành động như cung cấp các cơ hội đồng tiếp thị.
Bất kể bản chất của mối quan hệ kinh doanh có thể là gì, luôn có những cách để cả hai bên đạt được nhiều lợi ích hơn. Hãy ghi nhớ điều đó và tìm càng nhiều cơ hội để cung cấp giá trị bổ sung cho bất kỳ ai bạn đang cùng hợp tác.
5. Yêu cầu và kết hợp thông tin phản hồi.
Các mối quan hệ kinh doanh hiệu quả nhất bắt nguồn từ sự tin tưởng lẫn nhau. Bất kể đang tương tác với ai, bạn phải lắng nghe ý kiến và thỏa mãn mối quan tâm của họ.
Đó là lý do tại sao yêu cầu và kết hợp phản hồi là điều cần thiết khi duy trì các loại mối quan hệ. Khách hàng muốn đang muốn bạn đầu tư vào việc cải thiện trải nghiệm. Đối tác và nhân viên của công ty cũng muốn biết điều đó.
Bạn không muốn trở nên lạnh lùng, nhẫn tâm, cứng đầu hoặc kiêu ngạo. Bạn cần chứng minh rằng doanh nghiệp của bạn cam kết phát triển và cải tiến liên tục. Để những người bạn làm việc cùng trong quá trình đó có thể đi được một chặng đường dài.
Các hành động như khảo sát khách hàng, tạo cho khách hàng một diễn đàn và liên tục chạm đến những gì bạn có thể làm tốt hơn, tất cả đều cho thấy rằng bạn coi trọng ý kiến đóng góp của họ. Hãy sử dụng những phản hồi để xác định các xu hướng, tận dụng thông tin để cải thiện cách bạn kinh doanh.
6. Là một nguồn tư vấn, giáo dục.
Như đã đề cập trước đó, các mối quan hệ kinh doanh không hoàn toàn là giao dịch. Giá trị quan hệ không bắt đầu và kết thúc bằng tiền tệ. Vì vậy, coi mọi mối quan hệ như một cuộc mua bán không phải là lợi ích tốt nhất của bạn.
Bạn nên trở thành một nguồn lực hữu ích cho các bên mà bạn tham gia. Đó là lý do tại sao việc ưu tiên giáo dục là trọng tâm để thiết lập các mối quan hệ kinh doanh lâu dài và hiệu quả.
Phân phối nội dung hướng dẫn hữu ích. Giải quyết nhanh chóng và toàn diện các câu hỏi mà đối tác của bạn nêu ra. Tương tác trên các mạng xã hội và thực hiện bất kỳ hành động nào khác để phục vụ các bên mà bạn kết nối để tư vấn.
Tất cả những hoạt động đó có thể góp phần xây dựng mối quan hệ kinh doanh hiệu quả.
7. Cung cấp những lời hứa để xây dựng lòng tin.
Mọi người có xu hướng tôn trọng và kết nối với những người giữ lòng tin. Việc xây dựng mối quan hệ kinh doanh cũng không phải là ngoại lệ. Không bao giờ thất hứa với khách hàng, nhân viên, đối tác hoặc bất kỳ bên nào đang hợp tác.
Hãy đặt ra những kỳ vọng hợp lý trong các mối quan hệ kinh doanh của mình. Đừng đặt mục tiêu quá cao mà không biết thực tế là bạn sẽ làm được hay không. Đó là công thức cho sự thất vọng và ngừng tin tưởng.
Bạn không cần phải trở nên bối rối. Bạn vẫn muốn đóng góp đáng kể cho các mối quan hệ kinh doanh của mình. Nhưng bạn không muốn đánh mất ảnh hưởng và làm giảm niềm tin mà bạn đã thiết lập với bên kia. Hãy đưa ra những lời hứa phù hợp, khả thi và thực hiện chúng một cách nhất quán.
Các mối quan hệ kinh doanh là mạch máu của hầu hết thành công của các doanh nghiệp. Nếu bạn muốn doanh nghiệp của mình phát triển mạnh, bạn cần phải nắm bắt được cách kết nối với khách hàng, nhân viên, đối tác của công ty và các bên liên quan khác, những người ảnh hưởng đến mức độ hoạt động trơn tru của doanh nghiệp.
Dịch từ Hubspot