Vốn chủ sở hữu là gì ? Công thức & phân biệt với vốn điều lệ

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi thành lập đều phải cần có một số vốn nhất định. Chúng có thể đến từ nhiều nguồn với những đặc điểm và công dụng khác nhau. Qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về vốn chủ sở hữu và các đặc điểm của nó. Đồng thời biết cách phân biệt giữa nó với vốn điều lệ trong công ty.

Vốn chủ sở hữu (VCSH) là gì?

Vốn chủ sở hữu tiếng anh là Equity. Đây là các nguồn vốn thuộc quyền của chủ sở hữu và các thành viên trong công ty. Họ góp vốn với nhau để tiến hành các hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh.

Số lợi nhuận kiếm được sẽ được chia thành từng phần tương xứng với số vốn từng người góp vào. Nếu công ty lỗ, các chủ sở hữu sẽ phải cùng nhau gánh chịu các khoản thua lỗ.

Khi doanh nghiệp phá sản, công ty phải dùng số tiền này để thanh toán cho các chủ nợ. Tiếp đến là mới chia lại cho chủ sở hữu và các cổ đông dựa theo tỷ lệ góp vốn ban đầu.

Trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, số vốn này sẽ được thể hiện chi tiết. Ví dụ, một công ty niêm yết sẽ có những nguồn sau:

  • Vốn góp từ các cổ đông
  • Giá trị của cổ phiếu ký quỹ
  • Tiền chênh lệch sau khi quy đổi tiền tệ
  • Lợi nhuận công ty thu về sau thuế và chưa phân phối ra bên ngoài
  • Lợi ích từ cổ đông chưa được kiểm soát

Nguồn vốn chủ sở hữu ở từng loại hình doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp của Nhà nước: Là nguồn vốn hoạt động được cung cấp hoặc đầu tư bởi Nhà nước.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn: Vốn được hình thành nhờ có các thành viên cùng đóng góp. Do đó, họ cũng sẽ là chủ sở hữu của nguồn vốn này
  • Công ty cổ phần: Chủ sở hữu của vốn sẽ là các cổ đông đã đóng góp tiền hoặc tài sản để thành lập công ty
  • Công ty hợp danh: Phải có ít nhất hai thành viên cùng đứng tên và góp vốn để thành lập doanh nghiệp. Số tiền vốn sẽ được sở hữu bởi các thành viên đã đứng ra thành lập công ty.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp sẽ là người đứng ra đóng góp vốn. Chính vì vậy mà họ cũng sẽ là đối tượng sở hữu vốn của công ty. Đồng thời họ cũng phải chịu trách nhiệm khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ bằng chính tài sản của mình.

Cách tính vốn chủ sở hữu trong kế toán?

Khi thực hiện báo cáo tài chính, kế toán viên phải phân định rõ đâu là VCSH và đâu là vốn điều lệ công ty. Về cơ bản thì vốn của chủ sở hữu sẽ bằng tổng tài sản của doanh nghiệp trừ đi số tiền nợ mà doanh nghiệp đó phải thanh toán.
Ví dụ như doanh nghiệp muốn mua một chiếc máy sản xuất (tài sản) có giá trị 30 triệu nhưng phải vay nợ 10 triệu (nợ phải trả) để có thể mua được nó. Suy ra, chiếc máy này sẽ là đại diện cho 20 triệu tiền vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp.

Cần lưu ý rằng VCSH có thể ở mức âm nếu doanh nghiệp không đạt tỷ suất sinh lời kỳ vọng như mong muốn (hay kinh doanh thua lỗ). Khi một công ty bước vào quá trình thanh lý, số vốn của chủ sở hữu sẽ là phần còn lại sau cùng khi tất cả các khoản nợ đã được thanh toán hết.

Vốn chủ sở hữu tăng và giảm khi nào?

Doanh nghiệp được hạch toán VCSH tăng – giảm theo thông tư 133 của Bộ Tài Chính như sau:

VCSH tăng

  • Khi chủ sở hữu có đóng góp thêm vốn
  • Vốn tăng khi cổ phiếu phát hành lại cao hơn mệnh giá
  • Vốn được bổ sung từ các quỹ thuộc VCSH hoặc từ lợi nhuận của Công ty
  • Từ tài trợ, quà biếu tặng, trừ đi thuế phải nộp được các cấp thẩm quyền cho phép

VCSH giảm

  • Khi cổ phiếu phát hành lại thấp hơn mệnh giá
  • Giảm khi doanh nghiệp phải hoàn trả vốn góp
  • Đơn vị chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể
  • Nếu là công ty cổ phần thì hủy bỏ cổ phiếu quỹ dẫn đến VCSH giảm
  • Bù lỗ cho hoạt động kinh doanh theo như quy định
Tình trạng vốn chủ sở hữu giảm dần dẫn đến nguy cơ phá sản cao.

VCSH là để duy trì các hoạt động kinh doanh, sản xuất cho công ty. Đồng thời, nó cũng được sử dụng để chi trả cho các khoản nợ của chính doanh nghiệp đó.

Số tiền lợi nhuận doanh nghiệp thu về sẽ được chia thành nhiều phần khác nhau dựa vào tỷ lệ đóng góp của các chủ sở hữu công ty. Ngoài ra, nếu có khoản nợ phải trả thì những người này cũng sẽ phải cùng nhau gánh chịu khoản lỗ đó.

Sự khác biệt giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là gì?

Ngoài VCSH, doanh nghiệp còn có một khoản vốn khác được gọi là vốn điều lệ. Đây là số tiền do các cổ đông trong công ty đóng góp hoặc cam kết sẽ góp trong một khoảng thời gian nhất định.
Vốn điều lệ sẽ được ghi chép trong Điều lệ của công ty để phân biệt với VCSH doanh nghiệp. Vốn điều lệ được góp vào có thể là ngoại tệ, tiền mặt, quyền sử dụng đất, công nghệ, tài sản hay quyền sở hữu trí tuệ…

Bên cạnh đó, vốn điều lệ chính là cơ sở để doanh nghiệp có thể phân chia được lợi nhuận hoặc thua lỗ cho các thành viên có góp vốn vào công ty

Tick – Phần mềm quản lý tài chính & kế toán doanh nghiệp
Nhanh – Dữ liệu tập trung – Báo cáo đa chiều – Dễ sử dụng

Từ khóa:

:

Scroll to Top